CEO Life Gift Việt Nam: Áp chuẩn GMP tạo sân chơi công bằng cho những doanh nghiệp đầu tư bài bản

Việc xây dựng nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn GMP là cơ hội lớn và thách thức để hoàn thiện sân chơi chung cho các doanh nghiệp.

Theo Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, nếu như năm 2000 mới chỉ có khoảng 63 sản phẩm thực phẩm chức năng của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay cả nước đã có tới hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với hơn 10.000 sản phẩm đang lưu hành. Hơn 90% nhà thuốc trên toàn quốc đang bán thực phẩm chức năng.

Trong khi đó, đánh giá mới nhất của Cục An toàn thực phẩm, trong số hơn 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm chức năng chỉ có khoảng 300 cơ sở (chưa đến 10%) là đủ điều kiện sản xuất. Điều này khiến nhiều người dùng lo ngại có tồn tại những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cá nhân vì lợi nhuận, tung ra thị trường thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) tồn tại nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn.

Trước thực trạng đó, việc áp dụng thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK sẽ góp phần siết chặt đầu ra cũng như chất lượng sản phẩm, đem đến sự an tâm cho người dùng. Và là “đòn bẩy” để thúc đẩy thị trường TPCN, TPBVSK phát triển minh bạch, lành mạnh xây dựng sân chơi công bằng cho những doanh nghiệp chân chính.

Đồng tình với quan điểm trên, Ông Trần Viết Thanh – Giám Đốc Công ty TNHH Sản xuất – Đầu tư Life Gift Việt Nam cũng cho rằng, áp dụng tiêu chí GMP nhằm kiểm soát, đảm bảo sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất.

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Long An Phạm Văn Rạnh thăm quan dây chuyền sản xuất khép kín cùng Ban giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Đầu tư Life Gift Việt Nam.

Life Gift Việt Nam chia sẻ, việc áp chuẩn GMP vào hoạt động phải hướng đến sản xuất theo những tiêu chuẩn rất khắt khe trong đó 3 tiêu chí cần có:

Thứ nhất, để xây dựng nhà máy TPCN hay TPBVSK đạt chuẩn GMP thì doanh nghiệp phải mất vốn đầu tư rất lớn. Ví dụ với việc nâng cấp một nhà máy viên nang lên GMP thì mức đầu tư khoảng 40 tỷ, thậm chí với nhà máy sản xuất đa dạng cả dạng túi, dạng nén… có khi mức đầu tư lên tới hơn 60 tỷ đạt chuẩn GMP.

Thứ hai, về nguồn lực nhân sự có trình độ cao, đối với các vị trí chủ chốt như trưởng phòng R&; Phòng sản xuất; Phòng QA, QC phải có chuyên môn là Dược sĩ, Đại học trở lên kinh nghiệm tối thiểu trên 03 năm.

Thứ ba, nhà máy phải có phòng kiểm nghiệm với đầy đủ trang thiết bị tương đương Tiêu chuẩn ISO 17025, khu vực sản xuất được kiểm soát hết sức chặt chẽ, đảm bảo môi trường sạch, không tiềm ẩn các yếu tố gây nhiễm khuẩn….

Chính vì vậy, việc áp dụng GMP vào sản xuất, kinh doanh TPCN, TPBVSK sẽ tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, an toàn, đem đến sự an tâm cho người dùng. Song đó, các doanh nghiệp yếu kém sẽ tự đào thải, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.

Công ty TNHH Sản xuất – Đầu tư Life Gift Việt Nam là một trong số những doanh nghiệp đang Thực hành tốt – áp dụng tiêu chuẩn GMP, tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất TPBVSK tại Việt Nam.

CEO Trần Viết Thanh – Công ty TNHH Sản xuất – Đầu tư Life Gift Việt Nam (thứ 3 từ trái sang) tham dự hội đàm trực tiếp cùng Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình trong buổi làm việc về việc phát triển kinh tế thị trường nội địa trong thời gian sắp tới.

“Nhân dịp chào đón năm mới 2021 sắp tới, Công ty TNHH Sản xuất – Đầu tư Life Gift Việt Nam xin kính chúc quý khách hàng năm mới khỏe mạnh, an lành bên cạnh người thân và gia đình. Chúng tôi hy vọng sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng quý vị trên hành trình chăm sóc sức khỏe. Sự ủng hộ của quý vị chính là động lực để công ty tiếp tục cho ra mắt các danh mục sản phẩm sức khỏe về Life Gift Việt Nam trong thời gian tới” ông Trần Viết Thanh chia sẻ.